Theo kết quả nghiên cứu đã cho thấy trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn khi lớn lên. Sâu răng gây cho người bệnh cảm giác đau nhức, hơi thở không được thơm tho, mất tự tin. Vì vậy, tìm ra nguyên nhân và phòng ngừa sâu răng sớm cho trẻ sẽ giúp tránh được các vấn đề về răng miệng sau này.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
- Sau khi trẻ ăn mà không đánh răng, không súc miệng hoặc không lấy cao răng định kỳ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Vấn đề vệ sinh răng miệng là yếu tố vô cùng quan trọng, Vì vậy, tìm nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian mà mức độ nhanh hay chậm là tùy thuộc vào việc vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian mà mức độ nhanh hay chậm là tùy thuộc vào việc vệ sinh răng miệng hàng ngày.
- Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ: bánh kẹo, nước ngọt, nước đường, xoài, cóc, khoai lang... là môi trường cho các vi khuẩn sâu răng phát triển thuận lợi và giảm độ chắc khỏe răng ở trẻ em, đó cũng là nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em. Ngoài ra, trong nước ngọt có gas còn chứa hàm lượng lớn axit gây bào mòn men răng.
Đau, sâu răng gây ảnh hưởng tâm lý của em
- Kết cấu răng: Ngoài các nguyên nhân gây sâu răng do ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng thì khả năng chống sâu của răng còn tùy thuộc vào kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Trong trường hợp, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng sẽ cao hơn.
Các biến chứng
Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.
Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
- Vệ sinh răng miệng: Đánh răng hàng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đúng theo quy định. Do vậy, các bậc cha mẹ cần giám sát trẻ làm vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tránh sâu răng.
Đánh răng hàng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor
- Chế độ ăn uống: Giảm ăn các thực phẩm chứa các chất có đường sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm; đối với trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao cần tránh dùng các loại bánh snack vào giữa các bữa ăn.
- Trám bít hố rãnh:Trám bít hố rãnh răng bằng resin được ghi nhận là có hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi các răng vừa mọc (trẻ 1 – 2 tuổi) và cho các trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.
Bệnh đau răng không chỉ làm cho chúng ta khó chịu mà hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vì vậy, nếu bạn không biết chữa bệnh Đau răng như thế nào là đúng nhất thì hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Để tìm hiểu thêm về cách chữa bệnh sâu răng như thế nào, các bạn có thể đọc trong bài viết “Mách bạn 7 cách chữa đau răng nhanh nhất”.
Để tìm hiểu thêm về cách chữa bệnh sâu răng như thế nào, các bạn có thể đọc trong bài viết “Mách bạn 7 cách chữa đau răng nhanh nhất”.
Chưa có Bình Luận " Sâu răng và nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em "