Răng sữa giữ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, giúp bé phát âm chuẩn hơn. Chắc mẹ không biết nếu mất răng sữa sớm, bé sẽ khó phát âm một số âm như t, s, c, v.
Tuổi mọc và thay răng sữa
Răng sữa của bé có thể xuất hiện từ
tháng thứ 5 đến khi bé được 3 tuổi. Tương ứng với lịch mọc răng là độ
tuổi thay răng sữa của bé. Mẹ hãy theo dõi nhé:
Hàm dưới
- Răng cửa giữa: mọc khi bé 6 tháng. Tuổi thay răng: 6 - 7 tuổi
- Răng cửa bên : mọc khi bé 7 tháng. Tuổi thay răng: 7 - 8 tuổi
- Răng hàm sữa 1: mọc khi bé 12 tháng. Tuổi thay răng: 9 – 10 tuổi
- Răng nanh: mọc khi bé 16 tháng. Tuổi thay răng: 10 – 11 tuổi
- Răng hàm sữa thứ 2: mọc khi bé 24 tháng. Tuổi thay răng:11 tuổi
Hàm trên
- Răng cửa giữa: mọc khi bé 7 tháng. Tuổi thay răng: 7 tuổi
- Răng cửa bên: mọc khi bé 9 tháng. Tuổi thay răng: 8 tuổi
- Răng hàm sữa 1: mọc khi bé 14 tháng. Tuổi thay răng: 11 - 12 tuổi
- Răng nanh: mọc khi bé 18 tháng. Tuổi thay răng: 11 - 12 tuổi
Công thức chung để tính số răng cần có của bé: lấy số tháng tuổi trừ đi 4.
Ví dụ: bé 12 tháng tuổi cần có: 12 – 4 = 8 răng.
Tuy nhiên, mỗi bé lại có lịch mọc
răng riêng. Mẹ đừng sốt ruột khi thấy bé chưa mọc răng hoặc thay răng
như các bạn nhé! Răng mọc nhanh hay chậm vài tháng cũng là bình thường
hoặc có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ đẻ non, yếu; chế
độ ăn của bé chưa hợp lý; chế độ ăn của mẹ kiêng khem quá nhiều...
Vì răng sữa giúp bé tiêu hóa thức ăn: cắn, xé, nhai, nghiền nát thức ăn. Răng sữa giữ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, lại còn giúp em bé phát âm chuẩn hơn. Chắc mẹ không biết nếu mất răng sữa sớm, bé sẽ khó phát âm một số âm như t, s, c, v … và có thể ảnh hưởng lâu dài khi bé đã mọc răng vĩnh viễn. Răng sữa khỏe mạnh sẽ cho bé khuôn mặt xinh tươi và nụ cười rạng rỡ.Răng sữa cực kỳ quan trọng
Chăm sóc răng sữa đúng cách
Răng sữa thường có màu trắng đục.
Nếu răng của bé bị vàng và có những vệt đen, cần được xác định đó là các
vết dính từ bên ngoài hay men răng của bé bị vôi hóa kém (do thiếu
canxi, nhiễm tetracycline, nhiễm fluor,... trong quá trình răng sữa hình
thành), hoặc là những dấu hiệu ban đầu của sâu răng. Hãy cho bé đi khám
răng để được tư vấn và điều trị khi cần thiết.
Nếu bé chưa có răng hoặc mới mọc
răng, chưa biết cách nhổ nước súc miệng, mẹ nên cho bé dùng nước súc
miệng sau ăn. Ít nhất 1 lần/ngày dùng gạc quấn quanh ngón tay, nhúng vào
nước sạch chùi sạch răng, lợi cả trong lẫn ngoài cho bé.
Khi nào bé biết nhổ ra không nuốt
kem đánh răng nữa (thường là khi bé 4 tuổi), mẹ tập cho bé đánh răng.
Phải chọn bàn chải có lông mềm, cấu trúc, kích cỡ phù hợp với răng miệng
lứa tuổi của bé.
Mẹ tập cho bé đánh răng từ nhỏ nhé!
Thuốc đánh răng của bé phải không
cay, hơi ngọt và có mùi thơm, lại có chất phòng ngừa bệnh răng miệng và
chất tẩy làm răng trắng. Mỗi lần chỉ cho bé một lượng thuốc đánh răng
nhỏ bằng hạt đậu đen.
Đánh răng cũng cần đúng trình tự: Với mặt ngoài răng, nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng, rồi rung nhẹ để lông bàn chải chui vào kẽ răng và di chuyển cho hết mặt ngoài của răng theo chiều lên và xuống.
Với mặt trong răng, làm như mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải theo chiều thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống cho hết mặt trong răng. Với mặt nhai, lông bàn chải thẳng đứng trên mặt nhai, chải ngang từng đoạn ngắn.
Sau khi răng đã hình thành, cha mẹ
phải chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor là cá, đặc biệt là cá
biển, trứng, sữa tươi, gan...
Khi bé uống sữa ngoài buổi đêm,
cần cho bé súc miệng bằng nước lọc, tránh bị sâu răng toàn bộ. Không
cho trẻ nhỏ mút tay hoặc ngậm vú giả quá nhiều vì dễ sẽ gây vẩu sau này.
Giai đoạn bé bắt đầu thay răng, nên
đi khám định kỳ 6 tháng/lần. Lúc này, trên hàm của bé sẽ vừa có răng
sữa vừa có răng vĩnh viễn, bác sĩ sẽ theo dõi và có kế hoạch điều trị
răng cho bé sớm nếu bé có vấn đề bất thường về răng miệng.
Chưa có Bình Luận " Răng sữa: nhỏ nhưng quan trọng lắm! "