Bài viết mới nhất

Chăm sóc răng cho bé

Bởi Unknown - Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012 Chưa có Bình Luận

Răng sữa của bé bắt đầu mọc khi nào? Bé chưa mọc răng có cần chăm răng? Chăm sóc răng miệng cho bé như thế nào đúng cách. Cùng tham khảo cách chăm sóc răng miệng cho bé dưới đây.



Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kì bú mẹ ( dưới 30 tháng), chỉ mọc vài năm rồi được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Chiếc răng mọc đầu tiên là răng cửa giữa hàm dưới, mọc khi bé được 6 – 8 tháng tuổi. Số lượng răng sữa đầy đủ là 20 cái ( 10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới) bé mọc đủ khi 24 – 30 tháng.
Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng ở trẻ là điều bình thường, nguyên nhân chậm mọc răng có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ sinh non, yếu, chế độ dinh dưỡng của bé chưa hợp lý, hoặc chế độ ăn của mẹ kiêng kị quá nhiều…

Công dụng của răng sữa

-  Giúp tiêu hóa thức ăn, vì sau 6 tháng trẻ sẽ bắt đầu ăn bổ sung những thức ăn cứng và khó tiêu hơn

- Giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn, không chen chúc.

- Thông thường, một răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm. Sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần, chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên không mọc ngay được, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.

Công dụng của răng sữa 

- Giúp xương hàm phát triển: Nhờ có răng, bé có thể nhai, cắn thức ăn. Các động tác này giúp cho hàm phát triển bình thường.


- Giúp trẻ phát âm: Nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.

Với những tác dụng trên, cha mẹ rất cần chăm sóc răng sữa của bé cẩn thận.


Chăm sóc răng cho bé

- Nếu bé chưa có răng hoặc mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng và nhổ ra thì bố mẹ có thể cho bé uống nước để súc miệng sau ăn. Sau đó ít nhất 1 lần/ngày dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để chùi răng, lợi cho bé, chú ý chùi cả bên trong lẫn bên ngoài.


- Việc vệ sinh bằng bàn chải đánh răng có thể khó khăn, do đó có thể thay bằng gạc sạch thấm nước nhẹ nhàng 


chà sạch mặt trong, ngoài của nướu và răng. Nếu trẻ chưa thể bỏ việc uống sữa về đêm, hãy luôn để một bình nước lọc bên cạnh để cho bé tráng miệng lại. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên cho trẻ thôi bú đêm từ 8 – 10 tháng tuổi. Vì việc bú về đêm thường làm cho trẻ bị gián đoạn giấc ngủ, kém phát triển chiều cao và cũng là nguyên nhân của việc hư răng sữa.

- Khi nào bé đã biết nhổ ra, không nuốt kem đánh răng thì bắt đầu tập cho bé đánh răng. Thường là lúc bé được 3 tuổi.

Bàn chải cho bé thế nào là phù hợp?

- Phải chọn loại bàn chải có lông mềm, cấu trúc và kích cỡ phù hợp với răng miệng lứa tuổi của bé.

- Thuốc đánh răng của bé phải không cay, hơi ngọt và có mùi thơm. Ngoài ra có thể thêm chất phòng ngừa bệnh răng miệng và chất tẩy làm răng trắng. Chỉ bôi một lượng nhỏ bằng hạt đậu đen.

Cách đánh răng đúng

+ Với mặt ngoài răng: Nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng, rung nhẹ để lông bàn chải chui vào kẽ răng và di chuyển hết mặt ngoài của răng theo chiều lên và xuống.
Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách

+ Với mặt trong răng: Giống như chải mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải theo chiều thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống cho hết mặt trong răng.

+ Với mặt nhai: Lông bàn chải thẳng đứng trên mặt nhai, chải ngang từng đoạn ngắn.

- Sau khi răng đã hình thành, rất cần Fluor để làm men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tránh cho con uống quá nhiều nước ngọt. Bổ sung thức ăn giầu fluor như: Cá biển, trứng, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa cho con. Cà rốt cũng là loại thức ăn khiến răng chắc khoẻ, giúp nướu răng mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng.

Lưu ý trong cách chăm sóc răng cho bé

Ða số trẻ nhỏ thường thích mút tay hoặc ngậm vú giả. Làm như thế trẻ sẽ ít khóc nên cha mẹ cảm thấy yên tâm và bỏ qua. Nhưng trên thực tế, khi còn bé, nhìn bên ngoài xương hàm của bé giống như một khối liền với lợi và được mô mềm che phủ, thực ra bên trong có thể các xương hàm chưa ráp nối xong, còn hở ở đường giữa. Ðây là điểm yếu của xương. Chính vì thế khi mút tay hoặc ngậm vú giả cứng, động tác mút sẽ đẩy các xương hàm chưa liền thành một khối ra phía trước gây hô xương và có thể làm hô răng rất xấu.

Thông tin liên hệ:

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THANH TUẤN
Trụ sở: 75 Trường Chinh, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu
Điện thoại: (+84) 0254 3921 527 - Hotline: 0938 68 47 68
Website: www.DongYThanhTuan.vn - Email: CSKH@DongYThanhTuan.vn

Chưa có Bình Luận " Chăm sóc răng cho bé "