Sâu
răng là căn bệnh rất dễ mắc phải ở trẻ em nếu không được điều trị sẽ
dẫn đến răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tổn thương đi vào tủy răng, dẫn
đến viêm tủy răng và gây đau nhức.
Sâu
răng ở trẻ em rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30-50% ở các nước đang phát
triển và đến 70% ở các nước phát triển. Cũng theo nghiên cứu, trẻ ở độ
tuổi từ 6-8 sẽ có trung bình khoảng 6 chiếc răng bị sâu và hầu hết không
được điều trị.
Sâu răng là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em hiện nay
Sâu răng là căn bệnh rất thường gặp đối
với trẻ em. Nguyên nhân có thể là do ăn nhiều bánh kẹo, uống nhiều
nước có chứa hàm lượng đường lớn sau đó không vệ sinh răng miệng sẽ
tạo ra một lượng axit. Lượng axit này sẽ ăn mòn răng và tạo nên các lỗ
sâu.
Do đặc
thù lứa tuổi, nên bệnh sâu răng sữa cũng có nhiều nguyên nhân khác biệt
với sâu răng ở người lớn. Tuy nhiên không phải hầu hết các bậc cha mẹ
đều biết rằng, bệnh này rất nguy hiểm và nếu trẻ bị sâu răng ở thời kỳ
răng sữa, sẽ có nguy cơ bị sâu răng khi lớn lên. Phòng ngừa sâu răng
sớm ở trẻ em giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau
này.
Tại Việt
Nam, một cuộc “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng
Hàm Mặt TPHCM thực hiện đã đưa ra kết quả: tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong
nhóm tuổi 6-8 là 25.4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như
54.6% trẻ ở độ tuổi 9-11, 64.1% của nhóm 12-14 tuổi và với 15-17 tuổi
có 68.6% ca sâu răng. Vì vậy sâu răng là căn bệnh không hề đơn giản và
các bậc cha mẹ không nên coi thường
Triệu chứng, biểu hiện
Sâu răng
trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các sang thương nhỏ
khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các sang thương lớn thường
có biểu hiện là lỗ thủng ở mặt nhai.
Sâu răng
ở trẻ em rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi,
nhiều tháng trước khi trẻ được đưa đến bác sĩ nha khoa. Các đối tượng
có nguy cơ bị sâu răng bao gồm trẻ thường xuyên ăn chất đường, trẻ em
nhập cư, trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị
sâu răng, và trẻ có dị dạng ở răng.
Nếu
không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ dẫn đến răng sâu bị hủy
hoại toàn bộ và tổn thương đi vào tủy răng, dẫn đến viêm tủy răng và
gây đau nhức.
Viêm tủy
răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và
gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc
răng vĩnh viễn. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm
trùng huyết hoặc nhiễm trùng các vùng mặt.
“Đối phó” với căn bệnh sâu răng
Biện
pháp phòng chống sâu răng hiệu quả nhất là cho fluor tối ưu vào nước sử
dụng với nồng độ 1ppm. Trẻ em sống ở vùng có nguồn nước thiếu fluor có
nguy cơ cao bị sâu răng và cần được dùng bổ trợ chất fluor. Bên cạnh
đó cha mẹ cần tập cho trẻ có những thói quen sau:
Cần tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày
Đánh răng hằng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đầy đủ. Do vậy, các bậc cha mẹ có trách nhiệm về việc vệ sinh răng miệng của trẻ em, làm thay đổi thói quen của trẻ theo hướng tích cực.
Hạn chế việc sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều đường để tránh sâu răng ở trẻ
Giảm số lần ăn các chất có đường có hiệu quả phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm; đối với trẻ có nguy cơ cao bị sâu răng cần tránh cho dùng các loại bánh snack giữa các bữa ăn.
( Đông y gia truyền Thanh Tuấn tổng hợp)
Chưa có Bình Luận " Nguyên nhân sâu răng ở trẻ nhỏ ! "