Trẻ em thường thích ăn bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt, những thực phẩm chứa nhiều đường... Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ở trẻ. Nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ dẫn đến răng sâu bị hủy hoại toàn bộ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa bệnh.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ và dấu hiệu nhận biết bệnh:
1. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ:
1. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ:
Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ở trẻ em là sau mỗi bữa ăn trẻ không đánh răng, để thức ăn bám vào răng, lên men thối rữa. Vi khuẩn xuất hiện gây viêm chân răng, chảy máu chân răng. Ngoài ra việc ăn nhiều chất ngọt như bánh kẹo, đồ uống có ga, dùng nguồn nước thiếu Fluor cũng là tác nhân gây bệnh sâu răng ở trẻ.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
2. Các triệu chứng gây sâu răng ở trẻ:
Triệu chứng thường gặp là xuất hiện nhiều lỗ thủng ở mặt nhai. Biểu hiện bệnh sâu răng ở trẻ ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng càng nhiều.
Khi trẻ bị sâu răng, trẻ thường có các triệu chứng lâm sàng như răng ê buốt thoáng qua. Nặng hơn một chút, trẻ bị ê buốt nhiều sau mỗi lần uống nước lạnh hay khi nhai.
Hậu quả khó lường của bệnh sâu răng ở trẻ:
Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy răng gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng.
Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.
Để phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em và các biến chứng của bệnh, các bậc cha mẹ cần tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm. Tập thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chải răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt, hướng dẫn ăn theo bữa. Thực hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
Bên cạnh đó, có thể cho fluor vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho những trẻ có nguy cơ bị sâu răng.
Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt để được khám và điều trị.
Trên đây là những lời khuyên của Đông Y Gia Truyền Thanh Tuấn về bệnh sâu răng ở trẻ em, hy vọng mang đến cho các bậc cha mẹ những kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và chăm sóc răng miệng cho con em của mình.
Bên cạnh đó, có thể cho fluor vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho những trẻ có nguy cơ bị sâu răng.
Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt để được khám và điều trị.
Trên đây là những lời khuyên của Đông Y Gia Truyền Thanh Tuấn về bệnh sâu răng ở trẻ em, hy vọng mang đến cho các bậc cha mẹ những kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và chăm sóc răng miệng cho con em của mình.
ØØØ Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu thêm về căn bệnh sâu răng ở trẻ em qua bài viết : " Tiết lộ về những nguy hiểm khi trẻ bị sâu răng "
Chưa có Bình Luận " Bệnh sâu răng ở trẻ em và cách phòng ngừa "